10 đại thừa tướng Trung Quốc là ai?

10 đại thừa tướng Trung Quốc là ai?

Để nói về bề dày lịch sử Trung Quốc không thể không nhắc tới 10 đại thừa tướng Trung Quốc có tiếng tăm lừng lẫy, được ví là anh hùng hào kiệt làm thay đổi vận mệnh đất nước. Cùng tìm hiểu rõ hơn về 10 đại tướng soái Trung Quốc trong bài viết dưới đây.

Trong dòng sông dài đầy sóng gió của lịch sử Trung Quốc suốt mấy nghìn năm qua đã có nhiều bậc anh hùng, hào kiệt xoay chuyển cả càn khôn. Năm tháng trôi qua, vẫn luôn nhắc lại những công lao mà họ đã làm được. Trong số họ có những vị đại thừa tướng, tướng soái, nguyên soái nổi danh, tài giỏi đã thay đổi quốc pháp để mưu đồ sự cường thịnh.

Họ là những vị tướng soái không sợ quân thù, là những nhà mưu lược tài năng ngồi trong triều đình để tính toán mang lại lợi ích cho nước nhà. Họ đều là tinh anh của dân tộc. Mười nhân vật được chọn lựa đưa vào cuốn sách 10 đại thừa tướng Trung Quốc để khích lệ thế hệ mai sau, tăng cường lòng tự hào dân tộc họ đều phù hợp với danh xưng.

Mười vị đại thừa tướng gồm: Quản Trọng (thời Tề Hoàn Công), Lý Tư (thời Tần Thuỷ Hoàng), Tiêu Hà và Trần Bình (thời Lưu Bang), Gia Cát Lượng (thời Lưu Bị), Địch Nhân Kiệt (thời Võ Tắc Thiên), Triệu Tấn (thời Triệu Quang Nghĩa), Gia Luật Sở Tài (triều Nguyên), cuối cùng là Trương Cư Chính (đời Minh).

Xem thêm:

10 đại thừa tướng Trung Quốc có danh xưng lừng lẫy

Quản Trọng (thời Tề Hoàn Công)

Quản Trọng (725 TCN – 645) là một chính trị gia. Ông nổi tiếng với chiến lược không đánh mà thắng đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt. Ông là người có công lớn đưa nước Tề trở nên hùng mạnh, ông là nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu. Tề Hoàn Công gọi ông là “Trọng phụ”, giúp Tề Hoàn Công dựng lên đại nghiệp. Quản Trọng có con mắt nhìn người rất sâu sắc, được quân chủ tin dùng. Ông không bị lụy tình trong khi đánh giá người khác, đây là một phẩm chất rất đáng quý của ông. Quản Trọng đã cải thiện sức mạnh nước Tề bằng nhiều cải cách.

Quản Trọng cũng đề xuất nhiều cải cách kinh tế quan trọng. Nước Tề khi đó chuyển từ chế độ quan liêu quý tộc sang chế độ quan liêu chuyên nghiệp.

10-dai-thua-tuong-trung-quoc
Quản Trọng (thời Tề Hoàn Công) là 1 trong 10 đại thừa tướng Trung Quốc

Lý Tư (thời Tần Thuỷ Hoàng)

Lý Tư (284 TCN – 208 TCN) là nhà chính trị Trung Quốc cổ đại, ông là người có công lớn trong việc Tần Thủy Hoàng thống nhất chư hầu đưa Trung Quốc trở thành một nước quân chủ.  Lý Tư nhanh chóng trở thành người nổi trội nhất dù xuất thân là kẻ áo vải nơi làng xóm, đi khắp các nước chư hầu. Lý Tư giúp Thủy Hoàng làm nên nghiệp đế.

Tiêu Hà và Trần Bình (thời Lưu Bang)

Trần Bình (? – 178 TCN), nguyên quán ở làng Hội Dũ, huyện Hương Vũ. Ông là người thông minh tuyệt đỉnh, trí tuệ siêu phàm là nhà quân sự, chính trị thời chiến tranh Hán-Sở và nhà Tây Hán từng giữ chức thừa tướng triều Hán.

Gia Cát Lượng (thời Lưu Bị)

Gia Cát Lượng là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc, là một vị quân sư nổi tiếng thời Tam quốc. Ông có tài năng trên rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp luật phong thủy. Gia Cát Lượng cũng là nhân vật được yêu thích nhất trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

Gia Cát Lượng sau khi qua đời người đời vinh danh là “vạn đại quân sư” (quân sư nghìn đời). Trong lịch sử, rất hiếm người có tài năng toàn diện như Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng lựa chọn phò tá Lưu Bị vì khi đi theo vị quân chủ ấy, Gia Cát Lượng đã có được một đội ngũ cùng chung chí hướng. Ông được xem là một trong số ít những nhân tài có thể “an thiên hạ”. Gia Cát Lượng không nương nhờ những thế lực vững chãi như Tào Tháo mà chọn Lưu Bị.

10-dai-thua-tuong-trung-quoc
Gia Cát Lượng là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc

Địch Nhân Kiệt (thời Võ Tắc Thiên)

Địch Nhân Kiệt 630 – 15 tháng 8, 700), còn gọi là Lương Văn Huệ công. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì. Ông là một quan lại của nhà Đường của triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên có tiếng là liêm minh.

Triệu Tấn (thời Triệu Quang Nghĩa)

Tống Thái Tông (939-997) tên thật là Triệu Quang Nghĩa. Triệu Quang Nghĩa là em trai của vị Hoàng đế khai quốc Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận. Khi lên ngôi, Tống Thái Tông đã nhiều lần cải biến sử sách tốt cho nhà nước.

Gia Luật Sở Tài (triều Nguyên)

Gia Luật Sở Tài vị Tể tướng nhân từ giúp Đế chế Mông Cổ ổn định, là đại thần nổi tiếng triều Nguyên. Gia Luật Sở Tài học rộng biết nhiều, học vấn uyên thâm, tinh thông kinh luận Phật giáo. Thành Cát Tư Hãn hết sức kính trọng và tin cậy Gia Luật Sở Tài. Thành Cát Tư Hãn mỗi khi xuất binh đều mời Sở Tài đến để thỉnh vấn vì ông có sự phân tích sâu xa và ứng nghiệm như thần.

Năm 1330, Gia Luật Sở Tài qua đời, Người đời sau tạc tượng để tưởng nhớ ông với lòng kính trọng sâu sắc. Triều đình Mông Cổ truy phong ông làm Thái Sư Thượng trụ quốc, Quảng Ninh Vương, thụy Văn Chính.

Trương Cư Chính (đời Minh)

Trương Cư Chính (1525 – 1582), có nhiều đóng góp trong việc ổn định tình hình biên cương, với vai trò là chính trị gia, nhà cải cách hoạt động dưới vào thời nhà Minh. Lịch sử Trung Hoa ghi nhận Trương Cư Chính sở hữu quyền lực có lẽ “vượt mặt” cả Gia Cát Lượng thi hành nhiều chính sách cải cách thuế khóa, giáo dục.

Nhờ biết cách tạo dựng mối quan hệ trong triều đình, ông nổi tiếng là người biết đối nhân xử thế. Trương Cư Chính là một trong số ít các quan lại vươn lên và trở thành vị quan nắm quyền hàng đầu của Minh triều vào thời vua Vạn Lịch. Con đường quan lộ đã giúp Trương Cư Chính vươn lên trở thành quyền thần nắm quyền lực cao nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nếu xét về quyền hành, Trương Cư Chính khi đó còn được xếp cao hơn Gia Cát Lượng một bậc. Trải qua bao nhiêu triều đại hưng phế nhưng cũng không làm thay đổi được danh tiếng của họ.

Bài viết đã cho bạn đọc biết rõ hơn về 10 đại tướng soái Trung Quốc đầy đủ hùng tài đại lược, tài giỏi, biết thay đổi quốc pháp để mưu đồ sự cường thịnh. Có thừa tướng hiên ngang trên lưng ngựa quét sạch quân thù, có nhà mưu lược tài năng như thần vận trù tình toán đem lại lợi ích cho nước nhà. 10 nguyên soái Trung Quốc đều là tinh anh của dân tộc, của đất nước.

Facebook Comments Box
Rate this post

phamnham