Tìm hiểu 6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam

Tìm hiểu 6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam

Ngoài di sản văn hóa được UNESCO công nhận thì 6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam cũng được UNESCO vinh danh. Cùng tìm hiểu các vị danh nhân này qua bài viết dưới đây.

6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam

Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương. Năm 1980 Nguyễn Trãi là là người đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc dòng dõi võ quan. Ông ngoại của ông là Tư Đồ Trần Nguyên Đán – tôn thất nhà Trần, cha là danh sĩ Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh. Cũng chính nhờ điều này mà trong ông đã luôn thấm nhuần tinh thần yêu nước và được học hành tử tế từ thuở nhỏ.

danh-nhan-nguyen-trai
Danh nhân Nguyễn Trãi

Xem ngay: 7 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam để biết thêm thông tin

Ông vốn là người khéo léo và thông minh. Ông đã góp công lớn trong chiến thắng của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn bởi tài năng quân sự kiệt xuất. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tác văn chương, cả bằng chữ Hán, chữ Nôm. Các thể loại cũng rất phong phú thuộc nhiều lĩnh vực như: Lịch sử, Địa lý, Văn học, Luật pháp, Lễ nghi…

Ông có rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng như: Bình ngô đại cáo (chính luận), Quốc âm thi tập (thơ Nôm), Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Vĩnh lăng thần đạo bi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vào năm 1990, người thứ 2 của Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch là người có những đóng góp quan trọng và to lớn trong cuộc chiến tranh giành lại độc lập cho nước nhà. Dân con Việt Nam luôn coi người là lãnh tụ vĩ đại, biểu tượng cho một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết lòng tận tụy vì nước, vì dân.

Bác không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà bác còn là nhà văn hóa và giáo dục kiệt xuất. Người luôn coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài trong mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Bác có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng in sâu và lưu truyền cho đến tận bây giờ. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Nhật ký trong tù (1942); Tuyên ngôn độc lập (1945); Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966);…

Nguyễn Du

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại Kinh thành Thăng Long. Cha của ông là Nguyễn Nghiễm từng làm đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê. Ông là người có tri thức nên năm 18 tuổi, ông thi đỗ Tam trường. Đông Các đại học sĩ, Cần Chánh Đại học sĩ (từng được cử đi sứ Trung Quốc), Hữu Tam Tri Bộ Lễ… đều là các chức vụ quan trọng mà ông đảm nhiệm trong triều đình.

Tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam với tác giả chính là Nguyễn Du không thể không nhắc đến Truyện Kiều. Đây là tác phẩm phản ánh nhiều góc khuất trong thời phong kiến Việt Nam, ẩn chứa nhiều giá trị trong cuộc sống. Tác phẩm đã được mở bán trên khắp các quốc gia với trên 60 bản dịch khác nhau, được dịch hơn 20 ngôn ngữ.

Chu Văn An

Nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vào đời Trần Minh Tông (1314-1329), ông thi đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ). Ông vốn là người chỉ đam mê với học thuật nên không tham gia vào triều chính, ông đã mở trường dạy học (trường Huỳnh Cung) tại quê mình.

Là một người thầy giỏi nên học trò của ông cũng đều là những người tài có thể kể đến như như Sư Mạnh, Lê Quát, Vua Trần Minh Tông, hoàng tử Trần Hiến Tông.

Ông luôn dành cả một đời mình cho sự nghiệp giáo dục nên không bao giờ ông phân biệt giàu và nghèo, giúp các em học và hành đi đôi để làm việc và cống hiến cho xã hội. Cho đến nay, triết lý ấy vẫn được lưu truyền trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhiều nơi đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của ông với giáo dục và còn có một ngôi trường, con đường ở Hà Nội mang tên ông.

Nguyễn Đình Chiểu

Trong kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra từ ngày 9 – 24.11.2021 tại Paris, Pháp), UNESCO công nhận Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Xuân Hương là danh nhân văn hóa thế giới.

danh-nhan-nguyen-dinh-chieu
Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Click ngay: văn hóa học đường là gì để biết thêm thông tin

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho giáo. Bản chất của ông vốn là người thông minh, tài giỏi. Thế nhưng, trên quãng đường đi thi cử thì mẹ ông mất, ông đã bỏ về quê chịu tang. Trong lúc đi đường, ông đã bị mù mắt do khóc quá nhiều. Chính nhờ điều này mà sau này ông đã có thêm nghề thuốc. Ông dạy học, bốc thuốc và sáng tác văn học. Nhiều tác phẩm của ông mang giá trị lớn trong đó nổi tiếng nhất chính là Tập thơ “Lục Vân Tiên”.

Hồ Xuân Hương

Cùng với Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ duy nhất góp mặt trong danh sách danh nhân văn hóa thế giới đến từ Việt Nam đó chính là Hồ Xuân Hương (1772 – 1822). Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” với nhiều tác phẩm hàm chứa nhiều ý nghĩa to lớn, đặc biệt là về bình đẳng giới, đấu tranh cho việc giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Các tác phẩm có thể kể đến như: Bánh Trôi Nước, Đánh Cờ, Tự Tình, Vịnh Cái Quạt,…

Trên đây là 6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam. Họ là những người góp phần giúp đưa Việt Nam ra xa hơn với bạn bè quốc tế.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyennga