Các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam là gì?

Các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam là gì?

Trung Quốc là đất nước diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về đất nước và các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam.

Giới thiệu chung về đất nước Trung Quốc

Vị trí địa lý

Trung Quốc là đất nước lớn thứ 3 trên thế giới, sau Nga và Canada. Với tổng diện tích toàn lãnh thổ khoảng 9.600.000 km² và chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới là 22,117 km từ cửa sông áp lục đến Vịnh Bắc Bộ.

Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á – Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Về đường biên giới trên trên đất liền giáp với 14 quốc gia gồm Việt Nam, Myanmar, Lào, Ấn Độ, Pakistan, Bhutan, Nepal, Tajikistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Afghanistan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên.

Dân tộc

Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới hơn 1,3 tỷ người và có 56 dân tộc. Trong đó, Người Hán là dân tộc lớn nhất, chiếm 91,6% (~1,2 tỷ người) và 55 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 8,3%.

Người Hán cũng được xem là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, chỉ một số ít tại Tây Tạng, Tân Cương và đông hơn các dân tộc khác tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại.

Kinh tế

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội GDP. Giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và các nước châu Á ngày phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực.

Nền kinh tế của đất nước này phụ thuộc vào sản xuất, bán lẻ, khai khoáng, dệt may, ô tô, thép, năng lượng, năng lượng xanh, điện tử, viễn thông, bất động sản, ngân hàng, thương mại điện tử và du lịch.

Các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam
Trung Quốc có nề văn hóa đa dạng và lịch sử lâu đời hàng nghìn năm

Xem thêm: Danh sách các họ Trung Quốc phổ biến hiện nay

Văn hóa

Trung Quốc được xem là cái nôi của văn hóa nhân loại với bề dày lịch sử và kho tàng văn hóa đồ sộ. Bản sắc văn hóa đậm đà được bảo tồn và phát triển từ hàng nghìn năm đến nay. Nhiều hình thức nghệ thuật, văn chương, điện ảnh, âm nhạc, thời trang và kiến trúc về Trung Hoa truyền thống chứng kiến một sự phục hưng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, văn hóa Trung Quốc từ thời cổ đại chịu ảnh hưởng mạnh từ Nho giáo và các triết học bảo thủ. Việc chú trọng văn chương trong các kỳ thi tác động đến nhận thức chung về văn hóa, như niềm tin rằng thư pháp, thi họa là các loại hình nghệ thuật đứng trên các loại hình khác.

Ẩm thực

Trung Quốc sở hữu một nền ẩm thực đa dạng, có nền tảng là lịch sử ẩm thực hàng ngàn năm. Lúa gạo là cây lương thực phổ biến nhất, tiếp đó là lúa mì – một loại cây trồng tập trung tại đồng bằng miền bắc. Thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất tại Trung Quốc và gia vị là trọng tâm trong ẩm thực Trung Hoa.

Ẩm thực Trung Hoa được chia thành 8 trường phái lớn: Quảng Đông, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tô và An Huy. Bên cạnh đó, các món ăn còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…

Khoa học kỹ thuật

Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc phải kể đến tứ đại phát minh: thuốc súng, la bàn, kỹ thuật in ấn và kỹ thuật làm giấy. Ngoài ra cũng phải kể đến các phát minh nổi trội như bàn tính, bàn đạp ngựa, bánh lái, cung tên, sơn mài, địa chấn ký, sành sứ, tiền giấy…

Giáo dục

Trung Quốc từ lâu không chỉ được biết đến là một trong những nước có nền văn hoá đồ sộ và lâu đời nhất thế giới. Giáo dục của quốc gia này chia làm 4 giai đoạn gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục đại học.

Hiện nay, nền giáo dục Trung Quốc đang ngày càng phát triển theo xu hướng của các quốc gia phương Tây. Các trường đại học nước này đều được chú trọng đầu tư với quy mô lớn, đào tạo tổng hợp nhiều khoa và ngành nghề khác nhau. Chất lượng giáo dục và chương trình đào tạo của các trường cũng được thay đổi theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng thu hút số lượng lớn sinh viên quốc tế.

Các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam
Các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam là gì?

Xem thêm: Tìm hiểu danh sách các tỉnh Trung Quốc hiện nay

Danh sách các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam

Biên giới Việt Nam – Trung Quốc còn được gọi là biên giới phía Bắc ở Việt Nam. Các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam gồm:

STT Tên Tỉnh Độ dài đường biên giới Tỉnh bên phía Trung Quốc
1 Điện Biên 40,86 Km Vân Nam (云南省)
2 Lai Châu 273 Km Vân Nam (云南省)
3 Lào Cai 203 Km Vân Nam (云南省)
4 Hà Giang 272 Km Vân Nam, Quảng Tây (云南省), 广西
5 Cao Bằng 333,4 Km Quảng Tây (广西)
6 Lạng Sơn 253 Km Quảng Tây (广西)
7 Quảng Ninh 118,82 Km Quảng Tây (广西)

Danh sách các cửa khẩu Việt Nam giáp với Trung Quốc

Việt Nam có 7 tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc với 28 cửa khẩu như sau:

Tên Tỉnh Cửa khẩu
Điện Biên Cửa khẩu A Pa Chải
Lai Châu Cửa khẩu Ma Lù Thàng
Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng
Lào Cai Cửa khẩu Mường Khương
Cửa khẩu Lào Cai
Cửa khẩu Bản Vược
Hà Giang Cửa khẩu Săm Pun
Cửa khẩu Phó Bảng
Cửa khẩu Thanh Thủy
Cửa khẩu Xín Mần
Cao Bằng Cửa khẩu Tà Lùng
Cửa khẩu Bí Hà
Cửa khẩu Lý Vạn
Cửa khẩu Pò Peo
Cửa khẩu Trà Lĩnh
Cửa khẩu Sóc Giang
Lạng Sơn Cửa khẩu Hữu Nghị
Cửa khẩu Đồng Đăng
Cửa khẩu Chi Ma
Cửa khẩu Bình Nghi
Cửa khẩu Cốc Nam
Cửa khẩu Pò Nhùng
Cửa khẩu Co Sâu
Cửa khẩu Bản Chắt
Cửa khẩu Na Hình
Quảng Ninh Cửa khẩu Móng Cái
Cửa khẩu Hoành Mô
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về đất nước và nắm được danh sách các tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyenphuong