Tìm hiểu di sản văn hóa là gì và giá trị của di sản mang lạiì?

Tìm hiểu di sản văn hóa là gì và giá trị của di sản mang lạiì?

Góp phần làm đa dạng, phong phú nét đẹp văn hóa của nhân loại chính là di sản văn hóa. Giá trị của di sản văn hóa mang lại cho đời sống là vô cùng lớn. Vì thế, chúng ta luôn cần phát huy tối đa điều này. 

Di sản văn hóa là gì?

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật, vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, được phát trên đến đời này và các đời về sau cũng sẽ được nối truyền.

di-san-van-hoa
Di sản văn hóa có gí trị trong cuộc sống

Xem ngay: thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc để biết thêm thông tin

Di sản văn hóa bao gồm văn hóa phi vật thể (truyền thống, ngôn ngữ, văn hóa dân gian và kiến thức),  tài sản văn hóa (như các tòa nhà, sách, tác phẩm nghệ thuật, cảnh quan, di tích và các hiện vật), và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Di sản văn hóa hiện nay được chia ra thành di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Các loại di sản văn hóa?

Di sản văn hóa vật thể

Các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là di sản văn hoa vật thể bao gồm gồm:

  • Di tích lịch sử – văn hóa;
  • Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  • Danh lam thắng cảnh.

Di sản văn hóa phi vật thể

Các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan được gọi là di sản văn hóa phi vật thể. Những sản phẩm này được nối truyền từ đời này qua đời khác, lưu truyền và không ngừng tái tạo. Di sản này sẽ được lưu truyền bằng các hình thức như truyền miệng, truyền nghề, trình diễn… Tất cả chúng đều có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nhất định. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

  • Tiếng nói, chữ viết;
  • Nghề thủ công truyền thống;
  • Tri thức dân gian;
  • Tập quan xã hội và tín ngưỡng;
  • Lễ hội truyền thống;
  • Ngữ văn dân gian;
  • Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Giá trị của di sản văn hóa

Đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và cộng đồng, di sản văn hóa đóng một vai trọng vô cùng quan trọng. Những di sản văn hóa giúp tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Trong quá trình hội nhập, đây là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp cho mang đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước.

Tất cả những nét đẹp văn hóa truyền thống của thế hệ cha ông đều được lưu giữ bằng chính di sản văn hóa. Từ đó, thế hệ sau tái tạo và phát triển không ngừng. Nhờ có di sản văn hóa mà chúng ta có thể hòa nhập với nền văn hóa thế giới. Tại đây chúng ta vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Di sản văn hóa giúp cho nền văn hóa dân tộc nói riêng được phát triển phong phú và thể hiện sự đang dạng của văn hóa thế giới nói chung. Chúng ta có thể thấy di sản văn hóa luôn mang trong mình sự đa dạng sinh thái, đa dạng tộc người và đa dạng cách biểu đạt văn hóa. Chính nhờ điều này đã giúp cho văn hóa nhân loại có thêm nhiều sức sống và sự giàu có.

Ngành du lịch hay còn gọi là ngành công nghiệp không khói cũng được phát triển mạnh mẽ chính là nhờ di sản văn hóa này.

vinh-ha-long-duoc-coi-la-di-san
Vịnh Hạ Long được coi là di sản

Click ngay:  các thành phố lớn của Trung Quốc để biết thêm thông tin

Đất nước ta phát triển về xây dưng đất nước và du lịch mạnh mẽ chính là nhờ trải dài khắp đất nước có hệ thống di sản văn hóa tuyệt vời này. Nhờ có di sản văn hóa đã giúp kết nối và đa dạng hóa các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế. Từ đó, góp phần tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch Việt Nam.

Vịnh Hạ Long của Việt Nam sở hữu giá trị đặc biệt về địa chất – địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa – lịch sử. Chính nhờ điều này đã giúp Việt Nam có một di sản được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, nơi đây còn được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Nhờ có di sản văn hóa này mà vịnh Hạ Long đã thu hút được vô vàn khách du lịch đến từ trong và ngoài nước mỗi năm. Nơi đây đã trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng nhất cả nước. Điều này giúp phát triển kinh tế nước nhà rất tốt.

Di sản văn hóa đã mang lại những giá trị to lớn. Nó đã tạo động lực cho phát triển du lịch. Địa phương có cơ hội phát triển kinh tế và xã hội, lợi ích thu nhập, con người. Việt Nam đã có 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO ghi danh cho đến năm 2020. Ngoài ra chúng ta còn có 122 di tích quốc gia đặc biệt, 3.500 di tích quốc gia và 301 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một số giải pháp phát huy vai trò của di sản văn hóa

Đối với phát triển kinh tế xã hội, di sản văn hóa có đóng góp vô cùng quan trọng. Di sản văn hóa khi được sử dụng đúng cách sẽ tạo đòn bảy lớn để phát triển được mọi mặt đất nước mà vẫn giữ được đậm bản sắc dân tộc. Một số giải pháp dưới đây sẽ góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa tốt nhất:

  • Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị, tính đa dạng của di sản văn hóa.
  • Giảm thiểu vấn đề thương mại hóa, sân khấu hóa di sản. Trong việc trình diễn di sản, giữa nhu cầu thị trường và giá trị của di sản cần được cân đối sao cho hài hòa và phù hợp nhất.
  • Về di sản văn hóa cần xây dựng chiến lược truyền thông sâu rộng hơn nữa.

Di sản văn hóa đã, đang và sẽ luôn là một giá trí cần được bảo tồn và phát triển. Đây là một trong những điều góp phần lớn trong mọi mặt của dân tộc.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyennga