Góc giải đáp: Trung Quốc ở phía nào của Việt Nam?

Góc giải đáp: Trung Quốc ở phía nào của Việt Nam?

Trung Quốc ở phía nào của Việt Nam là thắc mắc của rất nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trên nhé.

Trung Quốc ở phía nào của Việt Nam

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn trong khu vực Đông Á với dân số lớn nhất thế giới, 1,34 tỷ theo điều tra dân số năm 2010. Với bờ biển trên biển Hoa Đông, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải và Biển Đông, giáp 14 quốc gia. Giáp Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam ở phía Nam, Tajikistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan ở phía Tây, Nga và Mông Cổ ở phía Bắc và Bắc Triều Tiên về phía Đông. Con số các quốc gia láng giềng này của Trung Quốc chỉ ngang bằng với người láng giềng khổng lồ của Trung Quốc ở phía bắc, nước Nga.

Địa lý Trung Quốc kéo dài khoảng 5.026 km ngang qua theo khối lục địa Đông Á giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải, và Biển Đông, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam trong một hình dạng thay đổi của các đồng bằng rộng lớn, các sa mạc mênh mông và các dãy núi cao chót vót, bao gồm các khu vực rộng lớn đất không thể ở được. Nửa phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải rìa các đảo là một vùng bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo nguyên và các khu vực cận nhiệt đới. Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng các lưu vực chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên cao nhất trên trái đất.

Sự rộng lớn của quốc gia này và sự cằn cỗi của vùng nội địa phía tây kéo theo những vấn đề quan trọng trong chiến lược phòng thủ. Dù có nhiều bến cảng tốt dọc theo chiều dài bờ biển khoảng 18000 km nhưng định hướng truyền thống của đất nước không phải ra biển mà hướng về đất liền, để phát triển thành một quốc gia hùng mạnh với trung tâm ở Hoa Trung và Hoa Nam, vươn tới tận vùng đồng bằng bắc Hoàng Hà. Trung Quốc cũng có cao nguyên Tây Tạng về phía Nam. Cao nguyên Tây Tạng là một cao nguyên rộng lớn với cao độ cao. Về phía Bắc của cao nguyên Tây Tạng là các Sa mạc Gobi và Taklamakan, trải ra từ Cực Tây Bắc về phía Đông qua Mông Cổ.

Trung-Quoc-o-phia-nao-cua-Viet-Nam
Trung Quốc ở phía nào của Việt Nam

Xem thêm: Trung Quốc và Đài Loan

Các sông lớn ở Trung Quốc. Lần lượt từ bắc xuống nam, tây sang đông là Hắc Long Giang, Hoàng Hà, Mê Công, Trường Giang và Châu Giang

Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 thế giới về tổng diện tích (sau Nga, Canada và Hoa Kỳ). Số liệu về diện tích của Trung Quốc hơi khác nhau, tùy theo việc người ta lấy số liệu từ các biên giới mập mờ. Con số chính thức do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra là 9,6 triệu km², khiến cho quốc gia này chỉ hơi nhỏ hơn một chút so với Hoa Kỳ. Trung Hoa Dân Quốc đóng ở Đài Loan đưa ra con số là 11 triệu km², nhưng số liệu này bao gồm cả Mông Cổ, một quốc gia có chủ quyền độc lập. Trung Quốc có đường viền khá giống với Hoa Kỳ và phần lớn có cùng vĩ độ của Hoa Kỳ. Tổng diện tích Trung Quốc ước tính là 9.596.960 km², trong đó diện tích đất là 9.326.410 km² và nước là 270.550 km².

Danh sách các tỉnh Việt Nam có biên giới với Trung Quốc

Việt Nam là một lãnh thổ có hình chữ S trải dài từ Bắc chí Nam, nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Châu Á. Phía Bắc (bao gồm Đông Bắc và Tây Bắc) giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Có đường biên giới chung với 3 nước vừa kể là 4.639 km. Biên giới phía Bắc của Việt Nam giáp với Trung Quốc có chiều dài trên đất liền là 1.350 km.

Sau đây là danh sách các địa phương thuộc 7 tỉnh của Việt Nam có chung đường biên giới với các tỉnh phía Trung Quốc, xếp theo vị trí từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.

Xem thêm: Đi Trung Quốc nên mua quà gì?

Stt Tên tỉnh Tên địa phương
giáp biên
Đường biên
(km)
Tên tỉnh
phía Trung Quốc
Chú thích
01 Điện Biên Mường Nhé 40,86 Vân Nam
02 Lai Châu Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ 273,00 Vân Nam
03 Lào Cai Bát Xát, Lào Cai, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai 203,00 Vân Nam
04 Hà Giang Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc 272,00 Vân Nam, Quảng Tây
05 Cao Bằng Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa, Thạch An 333,40 Quảng Tây
06 Lạng Sơn Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập 253,00 Quảng Tây
07 Quảng Ninh Bình Liêu, Hải Hà, Móng Cái 118,82 Quảng Tây

Biên giới Việt Nam – Trung Quốc còn được gọi là biên giới phía Bắc ở Việt Nam. Những tỉnh trên còn được gọi là các tỉnh biên giới phía Bắc. Các địa phương của Trung Quốc tiếp giáp với đường biên giới này là tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyenhue