Tìm hiểu nét độc đáo trong văn hóa cảm ơn của người Nhật
Người Nhật được biết đến là những người có văn hóa vô cùng đáng nể. Một trong số đó phải kể đến văn hóa cảm hơn. Cùng tìm hiểu những điều tuyệt vời ở văn hóa cảm ơn của người Nhật qua bài viết dưới đây.
Sự quan trọng trong văn hóa cảm ơn của người Nhật
Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được người lớn dạy nói cảm ơn và xin lỗi. 2 văn hóa này đều thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh. Khi lớn lên, các em được làm việc trong môi trường lớn đặc biệt trong các công ty thì văn hóa này càng trở nên ý nghĩa.
Xem ngay: Gia đình văn hóa là gì để biết thêm thông tin
Lời cảm ơn giúp xây dựng mối quan hệ trong công ty. Chúng ta đi làm, thường xuyên tiếp xúc với các đồng nghiệp xung quanh. Chúng ta luôn biết nói lời cảm ơn tới họ thì chắc chắn sẽ có được những thiện cảm lớn. Khác với những nơi khác, ở Nhật Bản khi nhân viên cấp dưới hoàn thành công việc, họ luôn nhận được lời cảm ơn chân thành từ sếp của mình. Điều này giúp cho nhân viên cảm nhận được sự ghi nhận của sếp dành cho việc làm của mình. Từ đó, tạo nên mối quan hệ bền chặt, giảm bớt sự khắt khe của cấp trên và cấp dưới.
Lời cảm ơn giúp con người có suy nghĩ tích cực hơn. Suy nghĩ của bạn sẽ luôn ở trạng thái tích cực nếu như bạn luôn biết ơn mọi người. Bạn sẽ không bị rơi vào trạng thái tiêu cực mà thay vào đó bạn sẽ luôn có trong mình sự tôn trọng với những người xung quanh. Công ty khi có được nhiều người suy nghĩ tích cực thì chắc chắn sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh và phát triển không ngừng.
Làm sao để truyền đạt sự chân thành khi cảm ơn?
Lời nói, cách hành văn và qua cả ánh mắt, cử chỉ, hành động đều có thể biểu hiện sự cảm ơn. Lời nói cảm ơn của người Nhật thường được nói nhiều trở thành câu cửa miệng nên đôi khi họ không nhận ra hành động ấy của mình.
Sự chân thành khi cảm ơn được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và cách hành văn. Thông thường khi nhận được phản ánh không tốt vì dịch vụ. Đa phần công ty chỉ xin lỗi khách. Nhưng Nhật Bản họ lại dành những lời nói giúp khách hài lòng hơn như: “Cảm ơn quý khách đã quan tâm! Chúng tôi sẽ xem xét lại. Rất hân hạnh được gặp lại quý khách”. Hành động đi cùng là gương mặt biểu cảm và cái cúi đầu thì chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều.
Sự chân thành khi thể hiện lòng biết ơn còn thể hiện qua cách thức nói lời cảm ơn. Lời cảm ơn thông thường có vẻ sẽ hơi nhàm. Thay vì vậy, chúng ta sẽ cảm ơn cùng với một tấm thiệp nhỏ, một lá mail nhỏ kèm theo một món quà xinh xắn. Chắc chắn đối phương sẽ cảm nhận được sự chân thành của bạn trong lời cảm ơn và cả hiện vật.
Những lưu ý khi nói lời cảm ơn
Click ngay: 6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam để biết thêm thông tin
Lời cảm ơn thì ai cũng có thể nói ra nhưng sự chân thành và cách thể hiện sao cho đúng thì không phải ai cũng nắm rõ. Chúng ta cũng nên lưu ý những điểm sau:
- Ngay lập tức nói lời “cảm ơn”: Lời xin lỗi được làm luôn thì lời cảm ơn cũng cần phải được thực hiện kịp thời. Đối phương sẽ cảm nhận được tình cảm chân thật đến từ lời cảm ơn của bạn. Sẽ thật thất lễ nếu như sự việc đã diễn ra từ lâu mà lời cảm ơn mới được đón nhận. Bạn hãy nhìn vào mắt đối phương, nở miệng cười và nói nhẹ nhàng “cảm ơn”.
- Nhắc lại lời cảm ơn: Nếu như lời cảm ơn được thể hiện qua mail, thư hoặc tin nhắn thì nên nhắc lại lời cảm ơn đó. Đầu thư hãy dành lời cảm ơn, cuối thư bạn cũng nên nhắc lại điều này để thể hiện sự chân thành của mình.
- Cần nói cảm ơn một cách cụ thể: Khi nói lời cảm ơn, nói nhiều hơn về hành động của đối phương thay vì tập trung vào cảm xúc của mình. Bạn sẽ giúp đối phương thấy rằng những điều họ làm vô cùng có ích và bạn trân trọng những gì họ đã làm nếu như bạn nói cụ thể về những điều họ làm cho bạn là gì, có ý nghĩa ra sao, bạn cảm thấy vui như thế nào, kết quả của sự giúp đỡ này là gì. Bạn có thể dành những câu nói như “việc anh/chị làm khiến cho công việc của tôi suôn sẻ hơn” “tôi đã có thể làm tốt hơn nhanh hơn công việc được giao”.
Những nét “cực lạ” trong văn hóa ở Nhật Bản
Ngoài văn hóa cảm ơn trên thì người Nhật Bản cũng có rất nhiều văn hóa khác. Bạn có thể note lại để thích nghi:
- Lập tức nói cảm ơn hoặc xin lỗi khi nhờ vả hay làm phiền ai đó;
- Phải cởi giày quay mũi ra ngoài và sau khi vào nhà thì phải đi bằng ép nhẹ trong nhà trước khi vào nhà;
- Ăn những món sống như cá,…
- Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu;
- Phải quay vào khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh kiểu Nhật;
- Khi ở Nhật không nên đưa tiền bo;
- Ăn ramen hay Soba húp sùm sụp vì theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy là món ăn họ nấu là rất ngon và hợp khẩu vị.
Văn hóa cảm ơn của người Nhật là một nét đẹp văn hóa. Lời cảm ơn đã giúp cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa và là văn hóa đáng được học hỏi.