Tìm hiểu văn hóa học đường là gì và cách xây dựng văn hóa tích cực

Tìm hiểu văn hóa học đường là gì và cách xây dựng văn hóa tích cực

Văn hóa học đường là một trong những điều quan trọng giúp góp phần gây dựng nền giáo dục. Cùng tìm hiểu văn hóa học đường là gì cùng những vấn đề xung quanh qua bài viết dưới đây.

Văn hóa học đường là gì?

Văn hóa học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ sống có hoài bão, có lý tưởng cao đẹp. Vì thế, đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo đây được coi là nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm.

Nhờ có văn hóa học đường mà các em có được môi trường để hiện thực hóa “Học để làm người” của giáo dục. Qua các quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng viên, giáo viên, học sinh sinh viên và các cộng đồng với nhau trong hoạt động dạy và học, văn hóa học đường được kiến tạo và hoàn thiện một cách không ngừng.

van-hoa-hoc-duong
Văn hóa học đường góp phần nâng cao giáo dục

Xem ngay: văn hóa xếp hàng của người Nhật để biết thêm thông tin

Văn hóa học đường giúp cho các em học sinh, sinh viên phát triển toàn diện mọi mặt về: Đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, nhân cách, thể chất, tâm hồn, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Điều này giúp các em trở thành những con người toàn diện về văn – thẻ – mỹ.

Ngoài ra, văn hóa ấy còn còn giúp điều chỉnh nhận thức, cử chỉ lời nói, hành vi, tác phong, thái độ của người quản lý giáo dục, của thầy cô giáo, của học sinh, sinh viên trong giao tiếp với các thành viên trong nhà trường và với xã hội.

Cách xây dựng văn hóa học đường tích cực

Tạo sự tham gia có ý nghĩa của phụ huynh

Để các thông tin được rõ ràng, tránh hiểu lầm thì nhà trường, giáo viên luôn luôn cởi mở, sẵn sàng trao đổi với phụ huynh.

Nhà trường có thể cung cấp cho phụ huynh những nền tảng để phản hồi về các hoạt động trong lớp học hoặc các chương trình của trường. Có như thế, phụ huynh mới hiểu hơn về văn hóa trường học, họ sẽ quan tâm hơn tới việc họ của con em mình. Giáo viên có thể tổ chức các hội thảo thể thảo luận về bài tập về nhà, các kỹ năng học tập và các bài kiểm tra ngoài những cuộc họp thông thường.

Phụ huynh sẽ tham gia vào việc học của con em họ nhiều hơn khi chúng ta phát triển được các chương trình giáo dục cho phụ huynh. Thêm nữa còn tạo được bầu không khí tích cực cho môi trường học.

Khen ngợi thành tích cá nhân và hành vi tốt

Cá nhân nào cũng vậy, họ luôn cảm thấy được quan tâm khi được khen ngợi. Vì thế, văn hóa trường học là khi chúng ta biết khen ngợi hành vi tốt đúng lúc.

Thầy cô tạo môi trường tốt để các em có hành vi tốt. Từ đó, lên kế hoạch khen ngợi và tôn vinh các em sao cho phù hợp để các bạn trong lớp cùng noi theo.

Thiết lập các chuẩn mực trường học xây dựng các giá trị

Tất cả học nội quy ở trường đều cần được thiết lập một cách rõ ràng và được phổ biến tới các bạn học sinh. Thế nhưng, cũng tùy thuộc vào tình hình thực tế để có những cân nhắc về quy định hợp lý.

Hãy cùng tạo ra các chuẩn mực của trường tập trung vào việc xây dựng các giá trị tích cực trong lớp của bạn. Nhờ thế sẽ giúp cho học sinh hiểu được vì sao có những điều không nên làm hay nên làm thay vì dập khuôn không được phép.

Đặt ra kỷ luật nhất quán

Kỷ luật phải được thực hiện nếu như các quy tắc không được tuân thủ. Những hành vi tốt thì được tuyên dương và ngược lại hành vi chưa tốt cũng cần bị kỷ luật và lên án. Từ đó, các em nhận ra được những sai lầm của mình, biết mình sai ở đâu để chịu trách nhiệm và sửa hành động của mình sao cho đúng nhất.

van-hoa-hoc-duong
Văn hóa kết nối các mối quan hệ

Click ngay: Văn hóa vật thể là gì để biết thêm thông tin

Văn hóa học đường chính là tôn trọng và tuân thủ các quy tắc – của cả giáo viên và học sinh. Điều này rất quan trọng nên cần tới nghệ thuật tinh tế và khéo léo của việc quản lý lớp học một cách nhất quán.

Tất cả các kỷ luật phải được trình bày nhất quán trong toàn trường là điều cực kỳ cần thiết. Tất cả học sinh được đối xử bình đẳng thì các em mới nể phục và giúp loại bỏ cảm giác không tin tưởng giữa các học sinh.

Tạo ra các nghi lễ và truyền thống vui vẻ cho học sinh và giáo viên

Ngày học – và năm học – nên được sắp xếp đúng thời gian để vui chơi. Điều này giúp học sinh tham gia với nhau trong cùng sự kiện, các em sẽ hiểu nhau hơn về lối sống, tính cách.

Giáo viên và nhà trường cùng dành thời gian để phân tích xem văn hóa lớp, trường đang là như thế nào. Những yếu tố tích cực thì tiếp tục phát huy. Bên cạnh đó, yếu tố tiêu cực nào đang xâm nhập cần được loại bỏ bằng những hành động dứt khoát.

Văn hóa học đường đóng vai trò rất lớn trong giáo dục. Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận để phát triển mạnh những điểm tích cực.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyennga