Văn hóa vật chất là gì và vai trò của văn hóa trong xã hội

Văn hóa vật chất là gì và vai trò của văn hóa trong xã hội

Văn hóa vật chất có vai trò rất lớn trong cuộc sống, xã hội. Nó là cầu nối con người với môi trường vật chất. Cùng tìm hiểu văn hóa vật chất là gì và vai trò qua bài viết dưới đây.

Văn hóa vật chất là gì?

Những đối tượng vật chất mà người khác có thể nhìn thấy, chạm vào và cảm nhận được được gọi là văn hóa vật chất. Các di chỉ khảo cổ mà con người tạo ra ở mọi thời kỳ đều được gọi là văn hóa vật chất. Bên cạnh đó, những thứ mà con người sản xuất và sáng tạo ra cũng được coi là văn hóa vật chất.

Văn hóa vật chất là câu nối con người với môi trường vật chất. Nhờ có điều này mà cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Điều này cũng là sự phản ánh rõ nét của mối quan hệ của con người với thiên nhiên. Ví dụ như để tránh ánh nắng mặt trời, bảo vệ sự sinh tồn thì người ta xây nên ngôi nhà. Và cũng từ đó, rất nhiều thứ vật chất đã được loài người tạo ra làm tăng thêm giá trị cho nền văn hóa của họ.

van-hoa-vat-chat
Văn hóa vật chất là câu nối con người với môi trường vật chất

Xem ngay: Di sản văn hóa phi vật thể để biết thêm thông tin

Văn hóa vật chất có thể kể đến như các tòa nhà, kiến trúc, bài hát, cánh đồng thực vật, kênh đào, nghệ thuật, âm nhạc, xe tăng, tượng cùng với hàng ngàn sáng tạo khác. Con người có thể tăng thêm giá trị cho nền văn hóa của mình bằng chính cách sử dụng văn hóa vật chất một cách hiệu quả. Con người trở thành sinh vật thống trị trên trái đất nhờ chính văn hóa vật chất này bởi họ có thể sửa đổi hoặc thậm chí khai thác môi trường trong quá trình sáng tạo.

Ví dụ về văn hóa vật chất

  • Nghệ thuật: Các tác phẩm hội họa, thêu thùa, điêu khắc, gốm sứ,…
  • Trang phục: Trang phục truyền thống, đặc trưng cho từng vùng miền và dân tộc,…
  • Ẩm thực: Các món ăn, đặc sản, đồ uống đặc trưng của mỗi vùng miền,…
  • Kiến trúc: Các quốc gia thường có công trình kiến trúc đặc trưng như lăng tẩm, chùa chiền, đền đài, nhà thờ…
  • Đồ dùng hàng ngày: Các dụng cụ sinh hoạt, lao động, nấu ăn,…
  • Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh: Những công trình, di sản văn hóa và thiên nhiên nổi tiếng có chứa các dấu ấn lịch sử riêng của mỗi quốc gia.

Văn hóa vật chất của người Việt

  • Kiến trúc: Kiến trúc Việt Nam là sự giao thoa, kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác. Các công trình kiến trúc nổi bật, thu hút được rất nhiều khách du lịch có thể kể đến như: Chùa Một Cột, Hội An, Mỹ Sơn, lăng tẩm Huế,…
  • Nghệ thuật: Nghệ thuật Việt Nam rất phong phú như: Hàng Trúc chỉ, gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, thêu thùa độc đáo.
  • Đồ dùng hàng ngày: Các dụng cụ như nồi đất, chổi tre, đũa,…
  • Trang phục: Người Việt Nam nổi tiếng với trang phục áo dài. Đây là một nét đẹp truyền thống đặc trưng mang tới vẻ đẹp thanh lịch.
  • Ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam đa dạng với nhiều món ăn nổi tiếng có thể kể đến như: Bánh mì, bún chả, phở, nem rán,…
  • Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh: Cố đô Huế Vịnh, Hạ Long, khu đô thị cổ Hội An, Phong Nha-Kẻ Bàng đều là các di sản thế giới.

Văn hóa Phi vật chất là gì

Văn hóa phi vật chất chứa đựng những ý tưởng, giá trị hoặc thái độ nơi đó mà một nền văn hóa được định hình. Xã hội được hình thành là nhờ tri thức, niềm tin, chuẩn mực và quy tắc. Văn hóa phi vật chất chính là hành vi của các dân tộc.

Mỗi nền văn hóa đều có hệ thống tín ngưỡng riêng. Họ luôn tin vào những thiên thần, thiên đường, địa ngục hay những truyền thuyết của riêng họ. Những tín ngưỡng này được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Chính nhờ điều này mà đã gắn kết những con người với nhau tạo thành một cộng đồng lớn mạnh.

Các thiết chế xã hội như tôn giáo, chính quyền, giáo dục, gia đình… là những yếu tố tạo nên thái độ và hệ thống tín ngưỡng trong cộng đồng. Văn hóa phi vật chất bao gồm những thứ phi vật thể. Có thể ví dụ như văn hóa phi vật chất là khi người nào đó có đức tin tôn giáo trong lòng. Đối tượng vật chất lúc này sẽ được gắn liền cùng đức tin phi vật chất. Khi người ta thể hiện cho sự gắn bó, thủy chung, tình yêu và niềm tin dành cho nhau thì nhẫn cưới chính là sự tồn tại vật chất.

Vai trò của văn hóa trong xã hội

van-hoa-vat-chat
Văn hóa vật chất có vai trò quan trọng trong xã hội

Click ngay: Văn hóa phục hưng để biết thêm thông tin

Văn hóa trong xã hội mang trong mình nhiều nhiệm vụ to lớn là bởi nó là một phạm trù lớn gồm có nhiều phương diện không giống nhau ở trong đời sống thường ngày.

  • Văn hóa là những thứ đã xuất hiện trong một thời gian khá dài, trong nhận thức của từng người dân nó đã đi sâu vào tiềm thức nên chính vì thế văn hóa giúp cho ổn định tình trạng xã hội. Từ đó, khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc đều là những thước đó để người dân có thể điều chỉnh hành vi của mình.
  • Các mối tương quan trong của xã hội được văn hóa giúp sửa đổi và nâng cấp. Từ đó giúp cho đời sống của người dân từ vật chất cho đến tinh thần luôn mang đến những điều tích cực.
  • Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đều nằm trong phạm trù của văn hóa. Chính nhờ điều này đã tạo nên nhiều nét đẹp trong truyền thống dân tộc, mang lại những gí trị lợi ích tinh thần con, góp phần nâng cao bản chất dân tộc.
  • Thông qua văn hóa, chúng ta biết được những giá trị truyền thống để lại, hiểu được những mất mát, đau thương mà ông cha ta đã trải qua. Văn hóa chính là tư liệu để lại minh chứng cho những lịch sự huy hoàng của cả dân tộc.

Văn hóa vật chất có vai trò vô cùng lớn trong xã hội. Giữ gìn được điều này sẽ giúp cho cuộc sống và xã hội luôn phát triển theo chiều hướng tích cực.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyennga