Nước Trung Quốc ăn tết ngày nào? Bao nhiêu ngày?
Tết là thời điểm đón năm mới với nhiều điều tốt lành. Người Trung Quốc coi ngày tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất, vì vậy mọi hoạt động ngày tết đều rất được coi trọng. Vậy người Trung Quốc ăn tết ngày nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Tết nguyên đán Trung Quốc – Người Trung Quốc ăn tết ngày nào?
Tết Nguyên Đán là gì?
Ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở vùng này , thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch . Xuất xứ của ngày tết có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ đại.
>>Xem thêm: trung quốc có bao nhiêu dân tộc
Người Trung Quốc ăn tết nguyên đán vào ngày nào?
Vào một ngày cách đây hơn 4.000 năm lịch sử, vua Thuấn đã trở thành hoàng đế của nơi này, ông đã dẫn dắt thuộc hạ của mình cúng tế trước trời đất. Từ đấy, mọi người xem ngày này là ngày đầu tiên của mỗi năm, đó chính là ngày mồng 1 tháng Giêng. Cũng kể từ đấy, cứ đến ngày mồng một tháng giêng hàng năm, mọi người lại tổ chức nhiều hoạt động tưng bừng để chào đón một năm mới hành phúc may mắn và nhiều niềm vui. Các hoạt động diễn ra càng về sau này càng long trọng, thời gian diễn ra mỗi lúc một dài, sau cùng là hình thành nên những ngày Tết đón mừng năm mới như ngày nay.
Nước Trung Quốc ăn tết bao nhiêu ngày?
Người Trung Quốc ăn Tết theo lịch Mặt Trăng (Tết âm lịch), từ ngày 1/1 đến ngày 15/1. Lịch âm vẫn rất quan trọng ở Trung Quốc, mặc dù đất nước này đã sử dụng lịch Gregory (Dương lịch) giống như các quốc gia còn lại trên thế giới. Tất cả các ngày lễ và ngày truyền thống đều tổ chức theo lịch âm, một số người vẫn tính ngày sinh và tuổi của họ theo lịch này.
Dịp Tết Nguyên Đán là đoàn tụ gia đình, mọi người thường trở về nhà để quây quần ăn tối trong đêm Giao thừa. Trong dịp này, con cái từ các thành phố lớn sẽ di chuyển về nhà ăn Tết cùng cha mẹ ở quê. Việc di chuyển này được gọi là “Xuân vận”.
Các phong tục ngày tết của Trung Quốc
Kiêng tắm, quét nhà, vứt rác
Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc kiêng tắm. Việc quét nhà và vứt rác cũng kiêng cho đến ngày mùng 5 Tết. Điều này được cho là để đảm bảo rằng bạn không vứt bỏ may mắn trong Năm Mới. Trước Tết, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa để xua đuổi những điều xui xẻo, nhường chỗ cho những điều tốt đẹp trong năm tiếp theo.
Ngoài ra, vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng kiêng cắt tóc, sử dụng kéo, dao và những vật sắc nhọn khác, không tranh cãi hay nói những lời không may mắn và không đập phá đồ đạc.
Trẻ em được nhận lì xì
Ở những nền văn khác, trẻ em sẽ được nhận quà tặng trong các ngày lễ. Vào ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, trẻ em sẽ nhận được bao lì xì đỏ. Số tiền này được cho là để chuyển vận may từ những người lớn tuổi sang những đứa trẻ. Phong bao lì xì cũng được trao giữa sếp và nhân viên, đồng nghiệp và bạn bè.
Trang trí màu đỏ đón Tết Nguyên Đán
Pháo nổ không phải là thứ duy nhất khiến quái vật Nian sợ hãi, màu đỏ cũng là một “vũ khí” khiến chúng khiếp sợ. Vì vậy, người Trung Quốc thường trang trí nhà cửa bằng những vật dụng màu đỏ trong dịp Năm Mới. Họ sẽ treo đèn lồng đỏ, chuỗi ớt, dán giấy đỏ lên cửa ra vào và cửa sổ. Mặc quần áo mới màu đỏ cũng được cho là mang lại may mắn cho Năm Mới.
Món tráng miệng có ý nghĩa đặc biệt
Rất nhiều món tráng miệng trong dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt. Phần lớn là do cách chơi chữ trong tên các loại bánh. Ví dụ như bánh sủi cảo, bánh trôi tàu còn có nghĩa là đoàn tụ hay bánh tổ, một loại bánh gạo của Trung Quốc, tượng trưng cho sự thành công trong Năm Mới.
>> Tìm hiểu thêm: trung quốc đô hộ việt nam bao nhiêu năm
Rượu
Rượu là thứ không thể thiếu đối với người Trung Quốc trong ngày Tết. Có một câu rằng: “Phi tửu bất thành lễ” (Không có lễ hay nghi thức nào mà không có rượu). Điều này có nghĩa là bạn cần có rượu cho mỗi ngày lễ hoặc bữa ăn quan trọng.
Ngày tết của Trung Quốc kết thúc bằng Lễ hội đèn lồng
Trăng tròn đầu tiên của năm (Rằm tháng Giêng) là Lễ hội Yuanxiao hay còn gọi là Lễ hội đèn lồng, mọi người sẽ có một đêm tự do tiệc tùng. Đây còn được gọi là Ngày Valentine của Trung Quốc, bởi các cô gái có thể thoải mái đi dạo, ngắm trăng và ngắm những chiếc đèn lồng tuyệt đẹp.
Như vậy ngày tết của người Trung Quốc có điểm giống mà cũng có điểm khác với tết của người Việt Nam. Ngày tết là thời gian sum họp gia đình, thể hiện sự đoàn kết gắn bó. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa Trung Quốc