Lịch sử Trung Quốc – Trung Quốc được thống nhất vào năm nào?
Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa, lịch sử lâu đời với các triều đại nối tiếp nhau. Vậy Trung Quốc được thống nhất vào năm nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Khái quát lịch sử Trung Quốc – Trung Quốc được thống nhất vào năm nào?
Khái quát lịch sử Trung Quốc
Năm 263, Ngụy đánh và chiếm Thục, chỉ còn lại Ngô làm đối thủ. Sau đó vua Ngụy bị quyền thần họ Tư Mã thao túng và chính thức đoạt ngôi năm 265. Tư Mã Viêm nối chức cha ông phế vua Ngụy lập ra nhà Tấn, tức là Tấn Vũ Đế (265-290).
Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô. Trung Quốc lại được thống nhất, và Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía bắc đến trung tâm Triều Tiên và phía nam đến hết An Nam (Việt Nam). Một triều đại mới, gọi là Tây Tấn đã bắt đầu ở Trung Quốc.
>> Xem thêm: cờ trung quốc 6 sao
Sau loạn bát vương, Tây Tấn suy yếu cực độ và bị các tộc phương bắc xâm chiếm. Năm 316, vua nước Hán Triệu là Lưu Thông tiêu diệt Tây Tấn. Các quý tộc nhà Tấn chạy xuống phía nam tái lập nhà Đông Tấn (ở đất nhà Ngô thời Tam Quốc cũ). Vùng đất phía bắc do các tộc người Hồ chiếm giữ, gọi là thời Ngũ Hồ loạn Hoa, gồm 16 nước.
Sau Đông Tấn là thời kì Nam- Bắc triều. Đây là thời kì một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ soán Đông Tấn mà lập nên Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần.
Năm Đại Nghiệp thứ 13 (617), vua Tùy là Tùy Dạng đế bị thống lĩnh Cấm vệ quân là Vũ Văn Hóa Cập sát hại. Vương triều Tùy dựng được 38 năm bị diệt vong.
Năm 618, cuộc nội chiến kết thúc, Đường quốc công Lý Uyên là người thắng trận. Ông tái thống nhất Trung Quốc, mở đầu thời đại nhà Đường và được tôn xưng là Đường Cao Tổ. Tuy nhiên, các con ông lại đánh nhau để giành quyền thừa kế ngai vàng. Hai người con trai của ông là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đã thiệt mạng trong cuộc tranh giành quyền lực này. Lý Uyên chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là Lý Thế Dân, con trai dòng đích duy nhất còn sống sót. Năm 626, Lý Uyên nhường ngôi cho Lý Thế Dân, người mà về sau đã đưa đất nước Trung Quốc quay trở lại thời thịnh vượng và vàng son.
Năm 907, một lãnh chúa là Chu Ôn lật đổ ngai vàng nhà Đường và lập lên triều Lương, một trong năm triều đại ngắn ngủi kế tiếp nhau thống trị bắc Trung Quốc trong nửa thế kỷ: Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán (947-950), Hậu Chu (951-959). Ở phía nam, các lãnh chúa cát cứ vùng đất của mình và lần lượt thành lập mười tiểu quốc nhỏ và không ngừng tìm kiếm phương cách để thôn tính lẫn nhau: Tiền Thục, Hậu Thục, Ngô, Ngô Việt, Nam Đường, Mân, Sở, Nam Hán, Nam Bình. Tới năm 951, một hoàng thân nhà Hậu Hán chiếm giữ vùng Thái Nguyên lập ra nước Bắc Hán. Thời kỳ này, người Trung Quốc gọi là Ngũ Đại Thập Quốc.
Năm 960, trong khi Trung Quốc ở vào tình trạng rối ren, vị tướng phụ trách an ninh nơi cung cấm ở thủ đô mới Khai Phong là Triệu Khuông Dận nhân khi vua nhà Hậu Chu mới lên ngôi còn bé, bèn làm binh biến lên làm vua. Ông lập ra Nhà Tống.
Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Hốt Tất Liệt người Mông Cổ đã lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đã lật đổ người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644.
Sau nhà Minh là đến nhà Thanh (của người Mãn Châu), kéo dài đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1911. Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất – thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trung Quốc được thống nhất vào năm nào?
Sau khi đại chiến kết thúc vào năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc tiếp nhận Đài Loan và Đông Bắc từ Nhật Bản, khu vực Đông Bắc đặt thành 9 tỉnh và ba thành phố, khu hành chính Uy Hải Vệ đổi sang thuộc tỉnh, đồng thời thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập. Năm 1947, tổng cộng có 35 tỉnh và 12 trực hạt thị, cùng với địa phương Tây Tạng. Năm 1948, đặt khu hành chính đặc biệt Hải Nam tại đảo Hải Nam và các đảo trên Biển Đông.
>> Bài viết liên quan: trung quốc nằm ở đâu
Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc thành lập tại Nam Kinh, sau Nghị hòa Nam-Bắc thì dời đến Bắc Kinh. Sau đó, Chính phủ Lâm thời và Chính phủ Bắc Dương đều đặt thủ đô quốc gia tại Bắc Kinh. Năm 1928, Chính phủ Quốc dân hoàn thành Bắc phạt, quyết định định đô tại Nam Kinh, đồng thời Điều 5 trong “Ước pháp thời kỳ huấn chính Trung Hoa Dân Quốc” có quy định rõ rằng đặt quốc đô tại Nam Kinh. Tháng 7 năm 1937, Chiến tranh kháng Nhật bùng phát toàn diện, ngày 21 tháng 11 cùng năm Chính phủ Quốc dân tuyên bố dời cơ cấu chính phủ trung ương từ Nam Kinh đến Trùng Khánh. Trung tâm tác chiến quân sự trước được dời đến Vũ Hán, sau khi Hội chiến Vũ Hán bùng phát thì dời đến Trùng Khánh. Sau khi kháng chiến thắng lợi, Chính phủ Quốc dân ban bố “lệnh hoàn đô”, tuyên bố ngày 5 tháng 5 năm 1946 “khải toàn Nam Kinh”. Trong Quốc-Cộng nội chiến, thủ đô Trung Hoa Dân Quốc nhiều lần di dời, cuối cùng đến tháng 12 năm 1949 được dời đến Đài Bắc