Tìm hiểu văn hóa là gì và những đặc trưng của văn hóa

Tìm hiểu văn hóa là gì và những đặc trưng của văn hóa

Văn hóa là điều mà chúng ta nghe thấy thường ngày nhưng khái niệm về văn hóa là gì và những đặc trưng của văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng tìm hiểu điều này thông qua bài viết dưới đây.

Văn hóa là gì

Định nghĩ văn hóa là gì thì theo UNESCO văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

van-hoa-la-gi
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại

Xem ngay: văn hóa truyền thống là gì để biết thêm thông tin

Như vậy toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, di tích lịch sử, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước đều được gọi là văn hóa. Nó mang lại những mặt giá trị cao như tinh thần, lợi ích cho cộng đồng người dân cả nước.

Di sản có phải văn hoá không? Gồm những loại nào?

Qua đó, có thể thấy, văn hoá bao gồm cả di sản văn hoá. Trong Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Trong đó:

Di sản văn hoá phi vật thể: được lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn như nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan hệ Bắc Ninh… gồm các sản phẩn có giá trị lịch sử, văn hóa.

Di sản văn hoá vật thể: gồm di tích lịch sử, di vật, cổ vật, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vật quốc gia: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, …

Các đặc trưng của văn hóa

Đặc trưng của văn hóa sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về những giá trị của nó. Dưới đây là các nét đặc trưng cơ bản của văn hóa.

Các đặc trưng của văn hóa bao gồm những điều sau đây:

Văn hóa có tính nhân sinh

Văn hóa có tính nhân sinh bởi văn hóa do con người tạo ra và phục vụ lợi ích của con người. Chính con người biết làm mọi thứ như chạm khảm gỗ, điêu khắc là những hoạt động mang tính vật chất. Sau đó, đặt tên cho các danh lam thắng cảnh, xây dựng truyền thuyết về cuộc sống xung quanh chính là hoạt động mang tính tinh thần. Văn hóa đã tạo nên một sức mạnh gắn kết con người, cộng đồng với nhau.

Văn hóa luôn có tính hệ thống

Chúng ta có thể tập hợp, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự kiện văn hóa, các hiện tượng, quy luật hình thành, phát triển cùng đặc trưng của nó chính là nhờ tính hệ thống của văn hóa. Điều này giúp cho mọi hoạt động xã hội, các tổ chức được vận hành một cách tốt nhất.

Văn hóa có tính lịch sử

Văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ, thông qua thời gian có những giai đoạn phát triển khác nhau. Chiều sâu, bề dày của văn hóa được tạo nên bởi lịch sử. Chính điều này cũng giúp văn hóa phải điều chỉnh, phân loại lại các giá trị một cách thường xuyên. Phải qua thời gian, tích lũy và phát triển của một cọng đồng người thì mới có thể sinh ra truyền thống văn hóa với những giá trị ổn định. Sau quá trình hình thành và phát triển thì mới tạo ra khuôn mẫu xã hội, lưu truyền dưới dạng ngôn ngữ, nghi lễ, tập quán, phong tục và dư luận, luật pháp…

Văn hóa có tính giá trị của mình

Giá trị của văn hóa dựa theo mục đích. Để phục vụ nhu cầu vật chất của con người, giá trị văn hóa phân thành giá trị vật chất. Để phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người thì giá trị văn hóa phân thành giá trị tinh thần. Nếu dựa theo ý nghĩa thì văn hóa sẽ được chia thành giá trị đạo đức, giá trị sử dụng và giá trị thẩm mĩ. Văn hóa có thể chia thành giá trị nhất thời, giá trị vĩnh cửu dựa theo thời gian.

van-hoa-la-gi
Văn hóa có tính giá trị của mình

Click ngay: văn hóa dân gian là gì để biết thêm thông tin

Con người có thể đánh giá khách quan, biện chứng hơn về giá trị của văn hóa nhờ giá trị theo thời gian. Từ đó, tránh được sự phủ nhận sạch sẽ hay tán dương hết lời một cách tiêu cực. Vì thế, tùy vào việc chúng ta xem xét ở những góc độ nào, dựa trên bình diện gì mà một hiện tượng, sự vật có thể tồn tại nhiều giá trị khác nhau nhiều hay ít.

Một hiện tượng có giá trị hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong yếu tố cần nhắc đến đó chính là thời kỳ lịch sử với các chuẩn mực văn hóa được lấy làm hệ quy chiếu. Văn hóa sẽ có chức năng điều chỉnh xã hội qua việc chúng ta xem xét các giá trị. Từ đó, điều này sẽ giúp xã hội được phát triển theo hướng tích cực, định hướng các chuẩn mực. Văn hóa sẽ định hướng giúp thích nghi với những biến đối của xã hội và gắn kết cộng đồng.

Như vậy với bài viết trên chúng ta đã biết văn hóa là gì. Văn hóa là nét đẹp cần được lưu giữ và phát triển để kết nối cộng đồng, phát triển đất nước.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyennga