Tìm hiểu những điều đặc biệt của 7 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam

Tìm hiểu những điều đặc biệt của 7 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam

Việt Nam đã có 7 di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Tất cả 7 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam đều mang những nét đặc trưng riêng và thu hút được rất nhiều khách du lịch thăm quan trong nhiều năm qua.

7 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam

Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Nơi đay là nơi lưu giữ lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tất cả đều chứa đựng và biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Cố đô Huế được nhắc đến là nổi tiếng với hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ cùng với đó là cảnh sắc thiên niên núi sông thơ mộng. Kiến trúc công trình này rộng với diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Nó được ngự tại Bắc sông Hương vô cùng đắt giá.

Kiến trúc của nơi đây là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây. Đây thực sự là di sản. Hàng năm, nơi đây thu hút được rất nhiều khách du lịch ghé qua.

Vịnh Hạ Long

vinh-ha-long
Vịnh Hạ Long

Xem ngay: văn hóa xếp hàng của người Nhật để biết thêm thông tin

UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994.

Vịnh Hạ Long có thể coi là một di sản độc đáo. Những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất đã được chứa đựng tại đây. Và hơn hết, nơi đây tựa như một tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng. Thêm nữa là sự kết hợp của nhiều hang động kỳ thú quần tụ. Từ đây, tạo nên một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Ngoài ra, hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… đều hội tụ hết nơi đây.

Khu di tích Mỹ Sơn

Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Khu di tích nằm lọt trong thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây-Tây Nam. Nơi đây là một quần thể với 70 ngôi đền tháp. Tất cả đều mang nhiều phong cách kiến trúc và đặc biệt là sự nổi bật trong điêu khắc của dân tộc Chăm.

Ở khu vực Đông Nam Á, đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Tại Việt Nam, đây là di sản duy nhất của thể loại này.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình như nhà ở, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ hội quán, đình chùa, miếu, giếng cùng với đó là đường giao thông tựa thế bàn cờ. Nhìn đây chúng ta có thể thấy giống mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại.

Tại đây cũng được khai thác du lịch rất lớn với nhiều các hoạt động mang tính truyền thống giúp cho việc phát triển nền kinh tế nước nhà rất mạnh mẽ.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có tổng diện tích 85.754ha nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có rất nhiều động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Nơi đây được mệnh danh là “vương quốc hang động” bởi chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ.

Bốn điểm nhất mà Hội nghiên cứu hang động hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. Điều này giúp đưa hang động trở nên có giá trị hàng đầu thế giới.

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào năm 2003. “Âm nhạc tao nhã” chính là cụm từ mà Hội đồng UNESCO đánh giá Nhã nhạc Việt Nam.

Tại các lễ thường niên bao có thể là lễ kỷ niệm, sự kiện đặc biệt, đăng quang hay dịp đón tiếp chính thức đều có sử dụng nhã nhạc cung đình Huế này.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Click ngay: văn hóa học đường là gì để biết thêm thông tin

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận chính thức là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào năm 2005.

Tỉnh Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng là những tỉnh mà Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tồn tại.

Đây là loại hình văn hóa nghệ thuật gắn liền với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn-Tây Nguyên. Vào các dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới… họ đều chơi các bản nhạc rất riêng. Qua nhiều năm tháng, loại hình này vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và mang đậm bản sắc của mình.

7 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam thực sự mang trong mình những vẻ đẹp độc đáo. Tất cả đã góp phần mang văn hóa Việt Nam ra xa hơn với thế giới.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyennga