Huyền thoại trong lịch sử ông Hoàng Mười

Huyền thoại trong lịch sử ông Hoàng Mười

Nếu bạn là người theo tín ngưỡng tâm linh thì khi nhắc đến vùng đất Nghệ An là nhắc đến ngay ông Hoàng Mười. Cùng tìm hiểu lịch sử ông Hoàng Mười qua bài viết dưới đây.

Lịch sử ông Hoàng Mười

Thời xưa, dưới tời Vua Lê Thái Tổ, ông là một vị tướng giỏi. Ông đã công dẹp giặc Minh. Sau đó, ông được đưa về quê nhà là đất Nghệ An, Hà Tĩnh để trấn giữ.

Về với quê hương, ông luôn chăm lo cho người dân của mình. Trong mắt người dân Nghệ An bấy giờ về ông Hoàng Mười là vị quan thương dân, dạy dân trồng lúa, làm thủy lợi, cầu cống, đường sá, trồng dâu nuôi tằm, đắp đê ngăn lũ, cưới chợ… giúp nhân dân có được cuộc sống ổn định, ấm no. Ông luôn được tôn sùng và kính trọng bởi con dân.

den-ong-hoang-muoi
Đền ông Hoàng Mười

Xem ngay: Văn hóa công ty là gì để biết thêm thông tin

Trong một cơn cuồng phong, đã cuốn hết đi của cải của nhân dân. Ông là người đã mở kho lương cứu tế và sai quân lên rừng đốn gỗ để làm nhà cho dân.

Vào một ngày, ông đi thuyền trên sống đoạn chân núi Hồng Lĩnh thì có đợt phong ba nổi lên. Thuyền của ông đã bị nhấn chìm và ông đã bị mất ngay trên dòng sông Lam ấy. Vào đám tang của ông thì bỗng trời quang mây tanh và có áng mây vàng, đột nhiên trên sông nổi lên thi thể của ông nhẹ tựa như lông hồng. Lạ hơn là khuôn mặt của ông khi nổi lên vẫn vô cùng hồng hào trông như đang nhắm mắt ngủ. Đến khi trôi vào bờ thì đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Mây ngũ sắc trên trời bắt đầu nổi lên và kết lại hình xích mã (có bản nói là xích điểu). Điều này tựa như các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời.

Ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An sau khi hiển ứng. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi). Ý nghĩa của tên gọi này là có hai nghĩa. Một là ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói). Hai là tượng trưng cho người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn. Khi cong sống, ông là một vị anh hùng, xông pha nơi trận mạc và còn là một người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương. Trên trần thế, ai cũng nể phục và thương nhớ ông.

Vào năm 1634 từ thời hậu Lê, Đền được xây dựng trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên, đền còn có tên khác là Mỏ Hạc Linh từ. Đền có 3 toà chính sau khi trải qua nhiều lần thu bổ: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện.

Đối với người Việt nói chung và người xứ Nghệ nói riêng thì tín ngưỡng thờ ông Hoàng Mười là một trong những tín ngưỡng có tính lịch sử. Từ đây, luôn nhắc nhở người dân sống uống nước nhớ nguồn, thể hiện ý nghĩa nhân sinh sâu sắc trở thành một nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Để thể hiện sự chân thành ngưỡng mộ, người dân Nghệ An và người dân cả nước luôn nhắc nhờ nhau về đền thờ ông Hoàng Mười.

Cứ đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm là con dân cả nước lại nô nức trở về với Nghệ An, về với đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am để dâng nén hương thơm tưởng nhớ đến vị thần “Hộ quốc tý dân”. Tất cả đều mong cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, bình an và hạnh phúc. Từ đời này tới đời khác, nét đẹp tâm linh được lưu truyền và gìn giữ. Nơi đây như một nét đẹp tâm linh giúp người dân gửi gắm niềm tin, hy vọng và là chỗ dựa tinh thần cho mọi người.

nguoi-dan-den-de-cau-tai-cau-loc
Người dân đến để cầu tài, cầu lộc

Click ngay: văn hóa là gì để biết thêm thông tin

Theo quan niệm của giới hầu đồng thì ông Hoàng Mười là vị thánh ban phát tài lộc cho con người. Hầu hết những ai đang cầu mong tài lộc, công danh sự nghiệp đều đến xin lộc của ông Hoàng Mười. Họ luôn tin rằng khi đến với nơi đây, chỉ cần thành thành tâm cúng bái và chăm chỉ làm ăn, tu trí rèn luyện, không ngừng nỗ lực thì phước lành của ông sẽ đến với cuộc đời của con dân vào những năm tiếp theo.

Ngoài lễ hội chính diễn ra vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm thì vào ngày rằm tháng 3 còn có lễ hội khai điểm. Các hoạt động hấp dẫn diễn ra trong lễ hội như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, đánh cờ người, hát chầu văn, thi chọi gà, … Đền Ông Hoàng Mười cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân xâm lược.

Lịch sử ông Hoàng Mười đã được truyền từ đời này qua đời khác và nay đã trở thành một tín ngưỡng tâm linh không thể thiếu. Tín ngưỡng này phản ánh tâm hồn dân tộc và giúp gắn kết con người, phát triển đất nước.

Facebook Comments Box
Rate this post

nguyennga